Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều loại vi khuẩn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình, chúng có ở khắp mọi nơi trong gia đình bạn nhưng lại thường xuyên giấu mặt. Chúng là ai và đang ẩn náu ở đâu? Hãy cùng Nam Long tìm hiểu để tiêu diệt và phòng ngừa chúng nhé.
1/ Mút rửa chén bát
Việc sử dụng mút rửa chén bát là việc làm mà ở hầu hết gia đình nào cũng dùng tới. Tuy nhiên, làm sao để miếng mút này không trở thành môi trường sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Và loại vi khuẩn phổ biến nhất là khuẩn Salmonella gây ngộ độc và khuẩn Campylobacter gây đau bụng, tiêu chảy.
Bởi vì, miếng mút rửa chén bát gần như ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và cũng vì ít khi được thay mới nên càng tích tụ nhiều vi khuẩn hơn.
Giải pháp cho việc này chính là :
Sau mỗi lần sử dụng nên giặt mút sạch sẽ, phơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời 3 lần/ tuần. Nên thay mút rửa chén bát thường xuyên và tối đa là 1 tháng/lần.
2/ Khăn lau bát đũa, đồ dùng
Những chiếc khăn lau bát đũa đồ dùng cũng thường xuyên ở trong môi trường bếp ẩm ướt nên sẽ nhanh chóng trở thành “tổ ấm” của vi khuẩn.
Vậy nên, giải pháp ở đây là:
Hạn chế tối đa việc dùng chung khăn lau, nên phân loại rõ ràng: khăn lau bát đũa, khăn lau tay…
Sau khi lau cần làm sạch và diệt khuẩn trên khăn bằng cách: Giặt với xà bông sạch sẽ rồi ngâm với nước nóng nhiệt độ 90 độ C
Và cũng nên thay mới 1 tháng/lần bạn nhé.
3/ Bồn rửa
Trong chiếc bồn rửa, chúng ta thường sử dụng với rất nhiều mục đích, như rửa các loại thực phẩm và đồ dùng nhà bếp, rửa tay, giặt khăn lau… Với đủ các loại hóa chất từ bột giặt, chất tẩy rửa…. Và cùng với sự lơ là trong việc làm vệ sinh bồn rửa thì chắc chắn đây sẽ là nơi trú ngụ của hàng ngàn con vi khuẩn gây gây tiêu chảy, viêm phổi, đồng thời là thủ phạm của 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu.
Giải pháp cho việc này là : Thường xuyên tiến hành diệt khuẩn ở bồn rửa bát bằng cách pha 1 thìa nước Javel với 1 lít nước cọ rửa bồn. Để dung dịch bám trên bề mặt bồn trong 10 phút trước khi xả lại bằng nước sạch.
4/ Cần gạt vòi nước
Có lẽ bạn sẽ không thể ngờ được, vật dụng tưởng như sạch sẽ, vô hại này lại có tới hơn 2.000 vi khuẩn trên 1cm2. Và nó có thể trở thành vật trung gian lây nhiễm cho bạn và thực phẩm.
Giải pháp:
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây trước, trong và sau khi làm bếp.
Sử dụng dung dịch có tính sát khuẩn chuyên dùng trong nhà bếp để lau rửa vòi nước mỗi ngày.
5/ Các loại rổ, ly cốc nhựa
Nếu là loại nhựa tốt, đảm bảo an toàn thì mối nguy hiểm không nằm ở bản thân các đồ dùng bằng nhựa mà nằm ở cách bạn sử dụng chúng. Không nên sử dụng để đựng đồ nóng trên 80 độ C và nhất là không được đưa vào lò vi sóng với thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi vì nó sẽ khiến nhựa có thể bị phân hủy, biến tính, chất độc có trong nhựa được giải phóng ra nhiều, gây tổn thương gan. Ngoài ra, khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axit… nhựa cũng tạo ra các độc tố khác gây hại cho sức khỏe.
6/ Lọ đựng gia vị
Đây là thứ bạn cầm nắm thường xuyên nhưng lại hay bỏ sót trong những lần lau dọn làm vệ sinh. Bởi vô tình bạn dùng tay chế biến thức ăn xong thì cầm ngay lọ đựng gia vị, lâu dần sẽ trở thành nơi sinh sôi phát triển của vi khuẩn, lọ gia vị đã trở thành vật trung gian lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn sống sang thức ăn chín.
Giải pháp:
Vệ sinh lọ gia vị thường xuyên bằng dung dịch khử trùng.
Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào thức ăn sống trước khi chạm vào bất cứ thứ gì khác.
7/ Xoong chảo chống dính
Khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho lớp trên cùng của mặt chảo chống dính tự phân hủy và giải phóng ra chất độc có khả năng gây bệnh.
Giải pháp cho việc này là:
Không nên dùng chảo chống dính quá thường xuyên.
Nếu lớp chống dính bị bong ra, hãy nhanh chóng rửa nồi chảo, tránh để tiếp xúc lâu dài trên ngọn lửa bếp.
Chỉ dùng trên ngọn lửa trung bình để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thức ăn được nấu trong đó.
Không nên để nồi chảo trên bếp nóng mà không có thức ăn trong đó.
Ngưng sử dụng nếu xoong chảo đã bị bong tróc lớp chống dính.
8/ Thớt
Các vết chặt tạo thành rãnh sâu để lại trên thớt sẽ là nơi tuyệt vời cho vi khuẩn trú ngụ. Ngoài ra, việc sử dụng thớt để cắt thức ăn chín lẫn thức ăn sống đã biến thớt thành vật lây nhiễm trung gian nguy hiểm.
Giải pháp:
Để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, bạn nên có ba cái thớt riêng: 1 cái dùng để cắt đồ tươi sống như thịt cá; 1 cái để cắt thức ăn đã nấu chín; và 1 cái để cắt rau quả tươi ăn liền.
Sau khi dùng xong thì rửa kỹ với nước xà phòng ấm và rửa lại bằng nước sạch và để nơi thoáng khí cho khô ráo.
9/ Lò vi sóng
Lò vi sóng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, bởi việc làm nóng lên nhanh chóng, thức ăn không chỉ phân hủy thành các chất dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra một số chất lạ làm suy giảm hệ miễn dịch. Mặt khác, lò vi sóng không làm nóng đều thực phẩm mà làm nóng theo điểm, kết quả là dẫn tới việc những vị trí nóng, lạnh khác nhau trên thực phẩm. Và hệ quả là vi khuẩn vẫn tồn tại ở những điểm lạnh.
Vậy, giải pháp cho vấn đề này là:
Chỉ dùng lò vi sóng để hâm nóng lại thức ăn đã được nấu chín bằng cách thông thường.
Không để đồ kim loại, bát đĩa làm bằng chất dẻo vào lò vi sóng.
Khi nấu những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng như : trứng, khoai lang, xúc xích, đồ đựng trong hộp thì cần phải xăm lỗ, bóc vỏ, mở nắp để tránh phát nổ do thực phẩm bên trong tăng thể tích khi nhiệt độ lên cao.
Vệ sinh thường xuyên để tránh việc vi khuẩn trú ẩn trong lò vi sóng lâu.
Trên đây chính là những nơi mà có nhiều vi khuẩn trú ẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng cũng nhà không gian nhà bạn nhé. Và nhớ, khi làm vệ sinh, lau dọn nhà cửa thì hãy sử dụng găng tay cao su để bảo vệ da tay của mình bạn nhé.
תגובות