top of page
Rechercher
Photo du rédacteurRubber Gloves Nam Long

Tổng hợp cách bảo quản thức ăn thừa an toàn, không lo hỏng

Nếu không biết cách bảo quản thức ăn sẽ nhanh bị hư hỏng ngay cả khi mùi vị không biến đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả gia đình.

Vậy bảo quản thức ăn thừa như thế nào là đúng cách, an toàn, không lo hư hỏng? Để Nam Long chỉ chị em nhé!

5 nguyên tắc “vàng” bảo quản thức ăn thừa, chị em cần biết

Nhiều chị em có thói quen, thức ăn thừa cho vào tủ lạnh, sau đó vài ngày lấy ra ngửi ngửi, nếu không thấy mùi lạ thì xem như an tâm để mang đi nấu nướng, sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết rằng thức ăn thừa ngay cả khi mùi vị ổn không có nghĩa là chúng an toàn. Chính vì vậy, chị em cần biết chính xác những nguyên tắc bảo quản an toàn để biết thức ăn đó có còn sử dụng được hay không?

1/ Thức ăn thừa, cần bảo quản trong 2h sau khi nấu

Đây là nguyên tắc đầu tiên mà cánh nội trợ cần “nằm lòng” nếu muốn bảo quản thức ăn thừa an toàn. Theo Cục ATTP và Kiểm dịch, Bộ Nông nghiệp Mỹ, thức ăn nấu chín chỉ an toàn trong 2h sau khi nấu và dễ hư hỏng ở nhiệt độ từ 4-60 độ C. Sau thời gian này, bảo quản nóng hay lạnh không đúng đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

2/ Thức ăn cho vào tủ lạnh khi còn ấm

Không quá nóng, không quá nguội, thức ăn bảo quản vào tủ lạnh tốt nhất là khi còn ấm. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm hỏng thức ăn.



3/ Dụng cụ bảo quản thức ăn thừa

Tốt nhất vẫn là hộp thủy tinh, với các thức ăn chưa qua chế biến như trái cây, rau thì có thể sử dụng hộp nhựa, các loại túi nilon chuyên đựng thực phẩm. Lưu ý nên sử dụng hộp chứa nông (cạn) vừa đủ dung tích thực phẩm, mẹo này sẽ giúp thức ăn được làm lạnh nhanh hơn.

Lưu ý: Tránh bảo quản thực phẩm bằng hộp kim loại, nhất là các loại sốt. Kim loại sót trên vành hộp khi mở có thể ảnh hưởng đến chất lượng khiến đồ ăn có mùi kim loại.

4/ Chia nhỏ đồ ăn

Với lượng thức ăn nhiều bạn nên chia nhỏ chúng. Cách này vừa giúp bạn dễ sử dụng với lượng vừa khi cần vừa giúp thức ăn nhanh được làm lạnh. Một số bào tử vi khuẩn, nấm vẫn sống sót trong quá trình nấu có thể tiếp tục sinh sôi nếu thức ăn được giữ ở nhiệt độ phòng đủ lâu.



5/ Đừng chất đống thức ăn vào tủ lạnh

Mặc dù thức ăn thừa có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất nấu từng nào ăn chừng đó, không nên để thừa, hạn chế để thừa rồi bảo quản trong tủ. Tủ lạnh có nhiệm vụ bảo quản nhưng nếu chứa quá nhiều đồ, khí lạnh không đủ để lưu thông, thực phẩm sẽ không được bảo quản tốt.

Hướng dẫn cách bảo quản từng loại thức ăn thừa an toàn, không hư hỏng

Mỗi loại thực phẩm, thức ăn sẽ có những đặc tính riêng, không phải với loại thức ăn nào cũng bảo quản giống nhau. Nắm được điều này sẽ giúp chị em bảo quản thức ăn thừa tốt hơn.

1/ Bảo quản thịt đúng cách

Thịt có 2 loại cần bảo quản, một là thịt tươi sống, hai là thịt sau khi chế biến. Với thịt tươi sống, nếu như thịt tươi, mới giết mổ thì làm sạch rồi cho vào tủ đông cấp đông sâu dùng dần, thịt mua ở chợ cũng vậy. Với thịt mua ở siêu thị đã bọc sẵn, nếu không ăn liền thì nên giữ nguyên bọc cho vào tủ đông để bảo quản nhằm giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn.

Với thịt nấu, các món có thịt thì không nên bảo quản quá 2 ngày trong tủ lạnh. Thịt thừa, thức ăn thừa có thịt cần hâm nóng trên 75 độ C mới dùng. Lưu ý nếu có nước sốt như các món thịt kho thì nên cho nước sốt vào để giữ ẩm cho thịt, giữ hương vị.

2/ Bảo quản cơm

Cơm thừa là thức ăn cần bảo quản cẩn thận vì dễ gây ngộ độc nếu bảo quản sai cách. Cơm cần được bảo quản trong tủ lạnh 1h sau khi nấu và không nên để quá 6 ngày. Cơm cần được hâm ở nhiệt độ 60 độ C trước khi sử dụng.

>>> Xem thêm: Cách tẩy vết dầu mỡ trên quần áo hiệu quả cho chị em nội trợ mỗi khi vào bếp


3/ Bảo quản rau và hoa quả

Rau củ và hoa quả thừa nên được làm nguội về nhiệt độ phòng trước khi đóng kín, dự trữ trong tủ lạnh. Với rau thừa chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh 2 ngày. Với rau đông lạnh, luộc sau đó cho vào nước lạnh, để ráo rồi cho vào túi đông lạnh.

Lưu ý nên bảo quản rau củ quả riêng ví dụ táo nên bảo quản với táo, cà rốt nên bảo quản với cà rốt… Hoa quả và rau dễ bị khô nên cho vào túi nhựa đục lỗ. Không nên rửa rau củ quả sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh, việc rửa sẽ khiến chúng nhanh hư hơn.

4/ Bánh mì

Bánh mì tốt nhất nên ăn hết, với các loại bánh mì cắt lát như sandwich nên sử dụng theo hạn dùng, không nên dùng khi hết hạn. Với một số bánh mì bạn muốn bảo quản lâu thì có thể cho vào tủ đông, đừng quên cho vào túi đựng chuyên dụng. Cách này giúp mì giữ được vài tháng. Khi dùng, nên cho ít nước lên bánh mì, sau đó cho vào lò nướng trước khi ăn.

5/ Sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, kem…)

Phô mai mới mua về nên giữ nguyên trong bao bì nếu chưa dùng ngay. Nếu ăn thừa nên nạo phô mai rồi cho vào tô/hộp, bọc bằng màng bọc rồi cho vào ngăn lạnh. Với kem, sữa chi đang ăn dở thì nên cho vào hộp kín, không nên để vào khi đang ăn dở.



6/ Bảo quản mì ống

Mì ống bảo quản trong tủ lạnh được 3-5 ngày và có thể giữ trong ngăn đá đến 8 tháng nếu bảo quản đúng cách. Mẹo là nên nhỏ một ít dầu olive vào mì trước khi cho vào hộp để mì không dính nhau và bị khô. Khi cần dùng chỉ cần đợi một chút rồi đun lại.

Mặc dù có nhiều cách bảo quản thực phẩm giúp chúng để được lâu, tuy nhiên dù bảo quản được lâu thì có một điều giá trị dinh dưỡng và hương vị sẽ không bằng khi chế biến tươi, ăn nóng. Do đó, tốt nhất chúng ta nên có kế hoạch chi tiêu, nấu nướng phù hợp để tránh thức ăn thừa nhiều. Hy vọng với những chia sẻ trên phần nào đã mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người, nhất là cánh nội trợ.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chị em cách chiên cá không bị bắn dầu, thơm ngon, giòn rụm

2 vues0 commentaire

Comments


bottom of page