Găng tay cao su dày được ứng dụng trong các lĩnh vực tiếp xúc với nhiều hóa chất, các vật sắc nhọn dễ làm tổn thương da tay. Dưới đây là 3 dòng găng tay dày phổ biến nhất.
1/ Găng tay cao su dày chống hóa chất
So với các chất liệu khác thì cao su được xem là “ứng cử viên” sáng giá trong ngành công nghiệp sản xuất găng tay. Chúng sở hữu độ đàn hồi tốt, khả năng chống đâm thủng cao, đặc biệt là độ bền gấp nhiều lần so với các loại găng tay còn lại. Đây cũng là lý do mà găng tay cao su được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y tế, công nghiệp, thực phẩm, vệ sinh, khoa học, thẩm mỹ…
Để tăng tính hiệu quả, các dòng găng tay chống hóa chất thường được thiết kế dày hơn (trên 1cm) so với găng tay còn lại, nhằm hỗ trợ khả năng chống các hóa chất độc hại tốt hơn. Tùy thuộc vào loại hóa chất tiếp xúc mà găng tay cao su sẽ được tích hợp các thành phần, độ dày khác nhau.
2/ Găng tay cao su dày ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm
Các khu công nghiệp chế xuất, chế biến thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, nông sản không thể thiếu găng tay cao su. Chúng giúp bảo vệ đôi tay của người công nhân, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực phẩm một cách tối đa.
Đối với các dòng găng tay này, thiết kế không cần quá dày (0.60mm) nhưng cần có độ bền tốt để tránh được các tác nhân bên ngoài làm trầy xước, tổn thương da tay của người sử dụng. Vì phải tiếp xúc với thực phẩm nên hầu hết các dòng găng tay này đều có nguồn gốc thiên nhiên, không có hóa chất độc hại tham gia, không sử dụng bột. Đồng thời, chúng được thiết kế in hoa vân để tăng độ bám, nhất là với công nghiệp chế biến thủy hải sản.
Mặt khác, để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng, không ít đơn vị sản xuất găng tay đã kết hợp áp dụng công nghệ diệt khuẩn, khử mùi, chống dính khi đeo, giúp người đeo không còn cảm giác rít rát hay mùi hôi khó chịu.
3/ Găng tay cao su gia dụng loại dày, dài
Một trong những ứng dụng không kém phổ biến của găng tay cao su đó là hỗ trợ các chị em nội trợ trong các công việc gia dụng hằng ngày như rửa chén, bát, giặt đồ, vệ sinh, làm vườn, chế biến thực phẩm… Mặt khác, việc đeo găng tay sẽ giúp da tay chị em không bị khô, mỏng hay bong tróc do hóa chất hay tiếp xúc quá lâu với nước.
Găng tay cao su gia dụng có 2 loại là loại dày và mỏng. Với loại mỏng thường được dùng trong nấu nướng, bóc tỏi, hành, cắt bún, nhồi bột… để đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm, loại này thường ôm sát da tay như dòng găng tay y tế. Với loại dày thường được thiết kế rộng hơn, dài ôm lên cánh tay để bảo vệ tốt nhất cho cả cánh tay, nhất là các hóa chất tẩy rửa, những người mắc bệnh phong thấp không thể tiếp xúc với nước lạnh nhiều.
Thường thì các dòng găng tay cao su thiên nhiên sẽ có độ dày và bền tốt hơn các sản phẩm tổng hợp. Chính vì thế, đây có thể sẽ là gợi ý nếu chị em nào muốn tìm kiếm một sản phẩm chất lượng, có độ dày, bền tốt.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng găng tay cao su gia dụng, chị em có thể dễ dàng mua ngay tại các chợ, siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng trôi nổi, kém chất lượng, chị em nên chọn các sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, an toàn khi chế biến thực phẩm.
Găng tay cao su dày giúp bảo vệ đôi tay của người sử dụng trước các hóa chất, chất tẩy rửa, vật sắc nhọn. Tuy nhiên, chúng chỉ ở một mức độ nhất định. Do đó, để đảm bảo an toàn cho đôi tay, bạn cần kết hợp giữa việc lựa chọn một đôi găng tay cao su chất lượng và sử dụng chúng một cách khôn ngoan.
Tham khảo thêm: 5 cách mua găng tay cao su “điển hình” lựa chọn nào tốt nhất
Comments