Tình trạng nước rửa chén ăn da tay hiện nay rất phổ biến, đặc biệt dễ gặp đối với những người nội trợ, người làm việc rửa chén,...Vậy nước rửa chén ăn da tay thì nên dùng cách nào để trị? Có rất nhiều cách trị, nhưng đơn giản mà hiệu quả thì không thể bỏ bài viết này nhé.
1/ Nước rửa chén ăn da tay có nguy hiểm không?
Nước rửa chén ăn da tay là hiện tượng da tay khô, bong tróc, xuất hiện mụn nước, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không điều trị mụn nước sinh ra lở loét, nhiễm trùng, làm mủ… gây biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do da tiếp xúc với nước rửa chén, cụ thể là hóa chất trong nước rửa chén, hóa chất càng mạnh thì mức độ bệnh càng nghiêm trọng, sử dụng càng thường xuyên càng dễ mắc phải, điển hình như các đối tượng chị em nội trợ, người rửa chén bát thuê, người có cơ địa dị ứng, da nhạy cảm…
Trên thực tế không chỉ nước rửa chén mà các hóa chất tẩy rửa nói chung khi tiếp xúc với da đều gây ra hiện tượng khô da, nhẹ thì da chỉ bị khô, nhanh lão hóa. Nặng thì với da nhạy cảm có thể gây kích ứng, khi da tổn thương tạo điều kiện cho nấm tấn công, gây ra hiện tượng ăn da tay.
2/ Cách chữa trị nước rửa chén ăn da tay hiệu quả
Bệnh nước ăn da tay do nước rửa chén nói riêng và tiếp xúc với hóa chất nói chung hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm. Nếu phát hiện và điều trị càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi và không để lại hệ lụy như sẹo, vết thâm, da tổn thương…
Cách chữa trị bệnh nước ăn da tay bao gồm sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định kết hợp với bảo vệ đôi tay trước các tác nhân gây bệnh, điển hình là hóa chất tẩy rửa (nước rửa chén…)
Lựa chọn nước rửa chén có nồng độ hóa chất thấp
Đầu tiên để giảm thiểu mức độ gây bệnh, chúng ta cần chọn loại nước rửa chén có nồng độ hóa chất thấp, ưu tiên các dòng sản phẩm chiết xuất dịu nhẹ vừa an toàn cho da tay vừa an toàn cho sức khỏe.
Sử dụng nước rửa chén vừa phải
Không nên lạm dụng nước rửa chén, bạn chỉ nên cho một ít ra bát, sau đó hòa với nước cho loãng mới dùng để rửa. Nếu dùng nhiều hàm lượng hóa chất bám trên da và chén bát càng cao. Nếu bạn sợ chén bát không sạch thì chú ý tráng trước để loại bỏ thức ăn, dầu mỡ…
Dùng găng tay cao su khi rửa chén
Để bảo vệ da tay thì bạn cần ngăn không cho da tay tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, cụ thể là hóa chất tẩy rửa, nước rửa chén… Tuy nhiên vì tính chất công việc nhiều người vẫn phải sử dụng ví như chị em nội trợ. Lúc này chị em cần chú ý đeo găng tay cao su. Găng tay cao su không chỉ giúp bảo vệ đôi tay trước hóa chất mà còn tránh tình trạng da bị tổn thương từ vật sắc nhọn hoặc nhiễm vi khuẩn, virus trong quá trình làm việc.
Lưu ý chọn găng tay cao su bạn cũng cần chọn các sản phẩm chất lượng, không tồn dư hóa chất, mủ cao su có thể gây dị ứng. Sử dụng găng tay hoàn toàn khô ráo, sau khi dùng xong thì cần rửa tay, rửa găng tay phơi ngược cho ráo để lần sau sử dụng.
Rửa và lau khô tay sau khi rửa chén
Sau khi tiếp xúc với nước, nước rửa chén thì chúng ta cần rửa lại tay, sau đó lau khô tay, bởi môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh sôi, phát triển gây ra mầm bệnh.
Không dùng nước quá nóng để rửa chén
Mùa lạnh nhiều người có thói quen sử dụng nước nóng để rửa chén, tráng lại chén bát cho sạch dầu mỡ, hóa chất nước rửa chén. Tuy nhiên chỉ nên dùng nước ấm, tránh dùng nước nóng, không chỉ bỏng tay mà còn khiến da tay khô, nếu dùng găng tay thì nước nóng cũng làm găng nhanh hỏng.
Dưỡng ẩm cho da tay
Để da không bị khô thì cần dưỡng da tay thường xuyên, với trường hợp da tay bị lở loét thì bạn cần điều trị trước, sau khi da đỡ rồi mới dưỡng ẩm. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng da tay chuyên dụng hoặc sử dụng dầu dừa, các nguyên liệu tự nhiên.
Một số phương pháp chữa da tay từ thiên nhiên
Ngoài sử dụng thuốc bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị ăn da tay thiên nhiên như:
Sử dụng gừng: Đun sôi 3 chén nước, cắt gừng vào nồi đun thêm 15p, đợi nguội, ngâm tay trong 15p, lặp lại 2 lần/ngày, chú ý lau khô tay sau khi ngâm.
Sử dụng lá trầu không: Lá trầu rửa sạch với nước muối, vớt ráo đun sôi với 500ml nước, sau đó cho 1 cục phèn chua nghiền nhỏ khuấy đều, đợi nguội, dùng nước rửa tay.
Sử dụng nha đam và mật ong: Nha đam gọt lấy thịt xay nhuyễn thêm 1 thìa mật ong trộn đều, thoa đều lên tay khoảng 10p rồi rửa lại với nước ấm.
Ủ tay với chanh và sữa không đường: Vắt 1 thìa nước cốt chanh hòa với 1 cốc sữa tươi không đường, trộn đều lên. Sau đó massage đều bàn tay 3-4 phút, rửa lại với nước ấm.
Nước rửa chén ăn và các hóa chất nói chung khi tiếp xúc thường sẽ gây khô da, căng da, cảm giác châm chích khó chịu, nhất là vào mùa lạnh. Nếu sử dụng kéo dài không bảo vệ, da sẽ dễ bị kích ứng. Với trường hợp da nhạy cảm, nguy cơ cao sẽ gây ra hiện tượng ăn da. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sẽ gây biến chứng khôn lường. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp người bệnh chăm sóc đôi tay sớm lành, đồng thời chúng ta sẽ biết cách bảo vệ đôi tay của mình nhiều hơn.
>>> Xem ngay: 7 cách chăm sóc da tay trắng mịn tại nhà bằng sữa tươi
留言