Đa số các sản phẩm nước rửa chén các nhà sản xuất hầu như chỉ đề vài dòng về cách sử dụng như sau “Đổ trực tiếp sản phẩm vào miếng rửa chén đã được thấm nước…”. Còn đổ bao nhiêu để làm sạch chén, đũa nhằm hạn chế nguy cơ hóa chất trong nước rửa chén có thể bám lại gây hại cho sức khỏe thì hầu hết nhà sản xuất không đề cập.
4 hóa chất “ẩn mình” trong nước rửa chén, ít người biết
Tiện lợi, làm sạch nhanh chóng và rẻ tiền, nước rửa chén nói riêng và các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp nói chung đang là “cánh tay đắc lực” của rất nhiều chị em nội trợ trong việc dọn dẹp. Tuy nhiên, có một sự thật mà rất ít người để ý hoặc biết đến là hiện có khá nhiều sản phẩm nước rửa chén, hóa chất tẩy rửa công nghiệp chứa các hóa chất độc gây hại cho sức khỏe.
Điều đáng nói là những hóa chất này không tác động nhanh chóng mà chúng đi vào cơ thể từ từ khi bám dính trên chén đũa hoặc đi qua đường thở gây ra các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Trong số đó, phải kể đến 4 hóa chất thường thấy sau đây đang “ẩn mình” trong các loại nước rửa chén kém chất lượng.
1/ Phthalates
Không chỉ có trong đồ nhựa, ống nhựa, Phthalates còn xuất hiện trong một số sản phẩm nước rửa chén. Đặc biệt, không chỉ xâm nhập nhập vào cơ thể qua đường bay hơi, bám dính trên chén đũa, dụng cụ nấu nướng, Phthalates còn có thể xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc qua da tay gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.
2/ Triclosan
Triclosan được sử dụng trong một số nước rửa chén vì đây là chất giúp làm chậm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Song khi đi vào cơ thể, Triclosan lại gây ảnh hưởng đến trao đổi chất của các hormon tuyến giáp, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người tiêu dùng và gây co các khớp nối trong cơ tim và xương.
3/ Ammonia
Ammonia có tác dụng đánh bóng, có mặt trong nước rửa chén, nước rửa kính hiện nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra, Ammonia là chất dễ bay hơi, nếu hít phải sẽ gây kích thích mạnh đến người bị hen suyễn hoặc người có vấn đề về phổi và hô hấp. Bên cạnh đó, khi đi vào cơ thể, ammonia sẽ gây buồn nôn, ảnh hưởng đến dạ dày, nếu liều lượng lớn có thể gây cháy họng.
4/ 2-Butoxyethanol (2-BE, hay butyl Cellosolve)
2-Butoxyethanol (2-BE, hay butyl Cellosolve) được tìm thấy trong các sản phẩm lau bếp, rửa chén, lau kính là chất bay hơi gây đau họng, kích ứng da, mắt khi hít phải, gây ảnh hưởng gan, phổi, thận khi đi vào cơ thể.
90% người dùng đều “liệu cơm gắp mắm”
Vì không có hướng dẫn sử dụng chi tiết về liều lượng nên người dùng cứ “liệu cơm mà gắp mắm” nghĩa là ước chừng bao nhiêu chén đũa cần rửa mà sử dụng lượng nước rửa chén cho phù hợp.
Nhưng Nam Long tin chắc rằng, hầu hết khi mở nắp nước rửa chén, đổ vào miếng rửa chén, chúng ta đều mơ hồ không biết rằng, liệu chừng đó chén bát sử dụng chừng đó nước rửa chén có sạch, có an toàn. Đó là chưa kể, với những người thờ ơ với sức khỏe, thì vô tư sử dụng với tâm lý “hết thì mua, rẻ mà”, “dùng càng nhiều càng sạch” hoặc một số người tiêu dùng dễ dàng bị đánh lừa rằng nước rửa chén 100% từ thiên nhiên là an toàn tuyệt đối.
Thực tế thì đến nay, chưa có bất kỳ con số cụ thể nào chỉ ra rằng bạn phải sử dụng bao nhiêu ml nước rửa chén để chén bát sạch vừa đảm bảo an toàn. Nguyên nhân là vì số lượng chén bát khác nhau thì lượng nước rửa chén cũng sẽ nhiều ít khác nhau. Chưa kể, chúng ta không biết được sản phẩm nào chứa hóa chất độc hại, sản phẩm nào không và bao lâu thì chúng có sẽ gây hại đến cơ thể hay mãi mãi sẽ không gây hại.
Vậy nên thiết nghĩ, trước khi chờ đợi con số cụ thể thì mỗi người tiêu dùng, trước hết cần chọn sản phẩm nước rửa chén, chất tẩy rửa an toàn cho sức khỏe, đồng thời tuyệt đối không nên lạm dụng.
Mỗi lần rửa chén, chúng ta chỉ nên dùng với lượng vừa đủ. Ví dụ gia đình bạn có 4 người, lượng chén đũa, soong nồi chảo… cần làm sạch sau mỗi bữa ăn thường rơi vào số lượng từ 12-15 (gồm 1 nồi canh, 1 nồi kho, 1 chảo, 1 tô chanh, 1 dĩa, 4 chén, 4 đũa…). Với số lượng này để vừa an toàn, vừa làm sạch, bạn chỉ nên dùng 1 lần xịt (bóp) chai (lượng nước rửa chén lấy ra hiện trên miếng rửa chén sẽ có kích thước ½ kích thước nắp chai).
Dĩ nhiên, đây chỉ là lượng ước chừng để khi rửa chén chúng ta tham khảo, dễ hình dung và lưu ý hơn khi sử dụng để tránh lạm dụng. Bởi tùy độ đậm đặc của từng loại nước rửa chén khi hòa với nước hoặc miếng rửa chén mà lượng bọt và khả năng làm sạch khác nhau. Bên cạnh đó, để giảm lượng hóa chất tồn đọng bám trên chén đũa, dụng cụ nấu nướng chúng ta nên biết cách rửa chén khoa học.
>>> Tham khảo: 9 mẹo rửa bát sạch, không lo hóa chất bám dính
Hóa chất tẩy rửa giúp làm sạch nhanh chóng, tiện lợi, giá thành lại rẻ nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên chúng ta đừng thờ ơ với sức khỏe, thay vào đó hãy cẩn thận tìm mua các sản phẩm đảm bảo an toàn, sử dụng đúng cách, liều lượng vừa đủ.
Ngoài ra, đừng quên mang găng tay cao su bởi các tác động đi vào cơ thể có thể diễn tiến chậm từng ngày nhưng khi hóa chất tiếp xúc trực tiếp lên da sẽ nhanh chóng gây khô da, da bị ăn mòn, thậm chí da bị mẩn đỏ, ngứa rát, nhiễm trùng… nên cần hết sức thận trọng.
>>> Xem thêm: Găng tay cao su công nghiệp đa năng dùng siêu bền bảo vệ an toàn cho đôi tay
Comments