top of page
Rechercher
Photo du rédacteurRubber Gloves Nam Long

lý giải hiện tượng tĩnh điện khi chạm tay kim loại vào mùa đông

Vào mùa đông, nhiều người gặp phải hiện tượng “điện giật” tanh tách khi chạm tay vào vật bằng kim loại. Hiện tượng này được gọi là “tĩnh điện” tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này khiến không ít người cảm thấy khó chịu. Cùng Nam Long tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp phải hiện tượng này nhé.

1/ Vì sao hiện tượng “tĩnh điện” thường xảy ra vào mùa đông?



Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Hiện tượng tĩnh điện sẽ được lưu trữ ở đó cho đến khi nó có thể di chuyển sang nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Một hiện tượng “tĩnh điện” xảy ra khi 2 bề mặt tiếp xúc với nhau, với điều kiện ít nhất 1 bên có hiệu điện trở suất cao.

Đặc biệt khi cơ thể con người là một bộ máy điện hóa có thể tạo ra nguồn điện năng siêu nhỏ. Vậy nên khi cơ thể mất cân bằng điện tích sẽ xảy ra hiện tượng “điện giật”, có thể kể đến như tiếng tách tách khi bạn tháo áo len đang mặc trong người, chải đầu bằng lược, tóc dựng ngược… 

Theo các nhà khoa học, hiện tượng này ít xảy ra vào mùa hè mà thường xảy ra vào thời tiết lạnh, mùa đông vì lúc này độ ẩm trong không khí thấp, điều kiện cần thiết cho điện tĩnh duy trì cân bằng. Do đó, khi chạm tay vào các núm cửa, vật kim loại, một số người sẽ xảy ra tình trạng đột ngột có cảm giác tóe tia lửa, tê tay.

2/ Bị nhiễm tĩnh điện, không nguy hiểm nhưng “khổ”

Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên khi mùa đông đến, tình trạng này khiến nhiều người phải khổ sở. Câu chuyện của một cô gái trẻ mới đây trên mạng xã hội đã thu hút được sự quan tâm và đồng cảm của nhiều người khi sợ chạm vào ai cũng bị “điện giật”.

Cụ thể, nguyên văn cô bạn chia sẻ: 'Có ai ở trong này mùa đông bị nhiễm tĩnh điện không? Khổ không tả nổi luôn ý. Mình thích mùa đông, trừ mỗi việc bị điện giật liên tục. Một ngày bị giật vài chục lần, đến độ ăn không ngon ngủ không yên, sống lầm lũi 1 mình tránh xa đồng loại. Hễ ai động vào là lại bị giật nhảy cẫng lên. Đắp cái chăn cũng bị điện giật lẹt đẹt. Chồng con có lỡ chạm tay và người là lại bị giật. Con cái lại gần là né bắt 'Tránh xa mẹ ra', 'Đừng lại gần mẹ' làm nó cũng buồn… Nhờ con lấy cho đôi tất mà tay không chạm vào cái tất cũng giật. Đêm nằm ngủ khẽ cựa mình cũng bị giật nhấc người. Ban đêm tĩnh điện nó không chỉ phát ra tiếng lẹt đẹt mà còn phát sáng nữa.

Nỗi khổ tâm thật sự, lên mạng tìm đọc thì chỉ thấy mấy lời khuyên như đeo kim loại, mang theo chùm chìa khóa, hạn chế mặc đồ len.. nhưng không ăn thua. Để tạm thời toàn phải đeo găng tay cao su gần như mọi lúc có thể. Mọi người đã đi xung điện phục hồi chức năng bao giờ chưa? Đấy! Nó lâm râm điện giật trong người y như thế…

Mình đang giận lắm, chả biết làm sao để thoát khỏi cái cảnh tĩnh điện này. Vừa viết những dòng này vừa phải ngó nghiêng đề phòng con vì sợ nó vô tình chạm vào người. Ai cách nào khả thi và hiệu quả chỉ mình với.' 

Không dừng lại ở tình trạng của cô gái trẻ ở trên, các chuyên gia cảnh báo, tình trạng tĩnh điện có thể sẽ gây nguy hiểm cho người, nhất là khi hiện tượng này xảy ra ở tóc, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Vậy nên mọi người cần hết sức thận trọng.

3/ Hướng dẫn cách xử lý khi gặp phải tình trạng “tĩnh điện”



Nếu trường hợp bạn gặp phải hiện tượng “tĩnh điện” tốt nhất cần hạn chế tiếp xúc với các vật kim loại. Có thể đeo găng tay cao su như cô nàng ở trên để giảm thiểu việc tay có cảm giác tê như điện giật. Song song với đó, bạn có thể áp dụng các cách sau để làm giảm tình trạng tĩnh điện.

Tăng độ ẩm không khí trong nhà: Chính việc độ ẩm xuống thấp là điều kiện lý tưởng để hiện tượng tĩnh điện xảy ra. Do đó, nếu trời vẫn còn lạnh bạn nên tìm cách để tăng độ ẩm không khí trong nhà để giảm sự tích tụ điện trên cơ thể, ví dụ như sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm.

Lựa chọn chất liệu quần áo:  Vải cotton là chất liệu lý tưởng chị em nên chọn lúc này, cần tránh các quần áo làm từ polyester hay nilon.

Chọn giày da: Nếu ra ngoài bạn nên chọn các loại giày dép làm bằng da sẽ hạn chế được tình trạng tĩnh điện.

Thoa kem dưỡng ẩm cho làn da: Duy trì độ ẩm cho làn da là cách để giúp bạn giảm thiểu cũng như hạn chế gặp phải tình trạng tĩnh điện. Do đó, đừng quên thoa kem dưỡng ẩm cho làn da, nhất là da tay nhé.

Tình trạng tĩnh điện là hiện tượng bình thường và thường xuyên xảy ra vào mùa đông, nó có thể xảy ra ở bất cứ ai, mức độ nặng nhẹ và phiền toái sẽ khác nhau. Chính vì vậy, người gặp phải cũng tránh chủ quan, nhất là tình trạng này xảy ra ở cấp độ mạnh có thể gây ra các nguy hiểm.

2 vues0 commentaire

Comments


bottom of page