Tình trạng đầu ngón tay bị khô, nứt nẻ không còn là điều xa lạ khi vào mùa lạnh nữa. Vậy nên bạn phải tìm cho mình bí quyết để mỗi mùa lạnh da tay bạn đều được bảo vệ. Nam Long sẽ chia sẻ bạn cách chữa ngón tay bị khô, nứt nẻ vào mùa lạnh tại nhà cực kỳ hiệu quả.
1/ Nguyên nhân vì sao xuất hiện tình trạng đầu ngón tay bị nứt nẻ
Muốn chữa bệnh phải tìm nguyên nhân, với tình trạng da tay nứt nẻ cũng vậy, có hiểu rõ nguyên do thì mới chữa dứt điểm. Theo các chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt nẻ, bao gồm:
Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén, nước lau sàn, nước rửa bồn cầu… khiến da bị khô, bong tróc, dễ nứt da. Với người da mỏng thì dễ kích ứng
Người có cơ địa bị dị ứng
Thời tiết lạnh khiến da bị mất độ ẩm dẫn đến khô da
Nội tiết tố thay đổi, rối loạn khiến da thiếu độ ẩm dễ khô và kích ứng
Cơ thể thiếu hụt vitamin A, E
2/ Da đầu ngón tay nứt nẻ có nguy hiểm không?
Khô, nứt nẻ đầu ngón tay về cơ bản sẽ không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này khiến người mắc phải vô cùng khó chịu và đau đớn khi chảy máu. Da có thể bong trợt từng lớp, cản trở hoạt động da tay, nhất là với dân văn phòng phải làm việc máy tính nhiều. Trường hợp nặng hơn có thể làm bay, làm mờ vân tay, mất dần vân tay, da bị đỏ lên từng đám, mụn nước tiết dịch vô cùng nghiêm trọng… Chính vì vậy, người mắc phải tuyệt đối không được chủ quan.
3/ Cách chữa trị tình trạng da tay nứt nẻ
Với tình trạng da nứt nẻ thông thường, không quá nguy hiểm, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ có chứa thành phần glycerin để khắc phục, loại thuốc này sẽ giúp làm mềm da, giảm tình trạng da khô và bong tróc nhanh chóng. Với trường hợp tình trạng bệnh nặng, da bong tróc nhiều, chảy máu, thậm chí là làm mất vân tay thì bạn cần đến cơ sở y tế, các phòng khám da liễu để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bên cạnh sử dụng thuốc, muốn hiệu quả, người bệnh cần chú ý chế độ sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể:
Hạn chế tiếp xúc với nước nóng
Nước nóng khiến da khô càng khô hơn. Do đó mặc dù thời tiết lạnh thì bạn chỉ nên sử dụng nước có độ ấm vừa, không nên lạm dụng sẽ khiến tình trạng khô trở nên tồi tệ hơn, da càng châm chích nhiều hơn.
Tránh tiếp xúc với hóa chất
Hóa chất tẩy rửa hằng ngày như nước rửa chén, xà phòng, nước lau sàn, nước lau kính, nước cọ toilet, thuốc tẩy… bạn cần tránh tiếp xúc. Trường hợp phải giặt đồ, rửa chén… thì cần đeo găng tay. Lưu ý nên chọn găng tay cao su không bị thủng lỗ, không chứa hóa chất hay các thành phần gây kích ứng, nhất là với người có cơ địa dị ứng hoặc da mỏng dễ bị tổn thương.
Uống nhiều nước, ăn rau xanh và trái cây
Mùa lạnh nhiều người thường không có thói quen uống nhiều nước vì không thấy khát. Tuy nhiên trên thực tế thì cơ thể vẫn thiếu nước. Do đó trong chế độ ăn uống hằng ngày người bệnh cần uống đủ nước, tăng cường thêm rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Khi đi ra ngoài hãy đeo găng tay ấm
Khi trời lạnh, da dễ bị khô, để da tay không bị khô hơn bạn nên đeo găng tay. Ngoài ra việc đeo găng còn giúp bạn tránh được tình trạng nhiễm khuẩn da khi tiếp xúc với bụi bẩn, các dụng cụ bẩn, hóa chất…
Lưu ý nếu da tay bị trầy xước tróc da chảy máu thì không nên dùng găng tay có sợi, chúng sẽ dính vào da khiến bạn đau đớn mỗi lần gỡ chúng ra. Tốt nhất nên chọn các loại găng trơn hoặc không bị xù sợi.
Dưỡng ẩm cho da thường xuyên
Nếu da bạn chỉ bị khô, nứt nẻ thì cần chú ý sử dụng kem dưỡng đều đặn bên cạnh dùng thuốc. Điều này giúp da luôn ở trạng thái mềm mịn, đủ ẩm, hạn chế tình trạng tồi tệ hơn.
Bạn có thể sử dụng kem dưỡng chuyên dụng cho da tay hoặc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lô hội (dùng gel bôi lên vùng da khô, lưu ý không bôi ở khu vực bị chảy máu, viêm lở), dầu dừa, mật ong…
>>> Xem ngay: 7 cách chăm sóc da tay trắng mịn tại nhà bằng sữa tươi
Chú ý vệ sinh da tay
Khi tay bị trầy xước chảy máu thì tỷ lệ nhiễm trùng sẽ rất cao. Do đó bên cạnh bôi thuốc thì bạn cần chú ý tránh để da tiếp xúc với các chất bẩn, nên thường xuyên vệ sinh tay bằng cách dùng bông ví dụ như bông tẩy trang để thấm khô da.
4/ Cách phòng ngừa nứt nẻ da tay, đầu ngón tay vào mùa lạnh
Thời tiết lạnh, da dễ mất độ ẩm, không chỉ da tay mà da trên toàn cơ thể cũng sẽ gặp phải tình trạng khô. Tuy nhiên tay lại là nơi thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất thường ngày cũng như các yếu tố tác động khác. Chưa kể vì tình trạng dịch bệnh, người người nhà nhà có thói quen sử dụng gel rửa tay, rửa tay với xà phòng làm da khô càng khô hơn. Chính vì vậy các tình trạng về da tay thường xuyên xảy ra hơn.
Để đôi tay luôn mềm mịn vào mùa lạnh, chị em cần lưu ý:
Rửa tay với xà phòng vừa đủ không lạm dụng, nếu được nên chọn loại xà phòng dịu nhẹ.
Tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn lên da, hạn chế dùng gel rửa tay
Tránh lạm dụng nước nóng để rửa tay
Không nên tắm quá lâu
Chú ý uống đủ nước, tăng cường rau xanh và trái cây vào thực đơn
Đeo găng tay khi làm việc nhà, tiếp xúc với hóa chất
Khô da vào mùa đông là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên khô đến nứt nẻ ở đầu ngón tay, chảy máu, trầy tróc da thì bạn tuyệt đối không được chủ quan. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả để chúng ta luôn sở hữu đôi bàn tay mềm mịn.
コメント